Dư thừa acid folic có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm
Acid folic, vitamin B12 giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người bị động kinh?
Mẹ bầu bổ sung đủ acid folic, bé giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh
Thiếu acid folic có thể bị trầm cảm
Uống acid folic quá liều có hại?
Chào bạn!
Acid folic là một loại vitamin nhóm B (nhóm vitamin thiết yếu với sức khỏe con người). Các loại thực phẩm tự nhiên giàu acid folic bao gồm: Các loại rau (như rau bina, bông cải xanh, rau diếp), đậu bắp, măng tây, hoa quả (chuối, dưa hấu, chanh), bột (sữa bột, bột mỳ, bột gạo) đậu, men bia, nấm, thịt (gan, thịt bò), nước cam, nước trái cây và cà chua.
Cơ thể của mỗi người có khoảng 13 nghìn tỷ tế bào. Nếu các tế bào bị suy giảm thì cơ thể chúng ta sẽ bị bệnh. Acid folic rất cần thiết cho việc sản xuất và duy trì hoạt động bình thường của tế bào. Acid folic rất cần thiết trong việc tái tạo AND và ARN, nó giúp ngăn ngừa đột biến AND.
Acid folic kết hợp với vitamin B12 giúp sản sinh tế bào máu chống bệnh thiếu máu. Acid folic là chất xúc tác cho nhiều loại dược phẩm, giảm tác dụng phụ có hại cho cơ thể, rất cần cho những người thường xuyên phải dùng thuốc hoặc phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị nhiều bệnh cùng lúc (thuốc giảm đau, chống co thắt, hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu, an thần, nhuận gan, chống động kinh, chống sốt rét...).
Acid folic làm giảm lượng homocystein, chất tạo điều kiện cho vữa xơ mạch vành phát triển nên rất cần thiết cho người bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc bổ sung acid folic có thể ngăn ngừa bệnh tim.
Nhu cầu acid folic cần thiết cho cơ thể:
- Trẻ đang bú mẹ: 50mcg
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 100mcg
- Trẻ từ 4 đến 12 tuổi: 200mcg
- Trẻ từ 13 tuổi đến người lớn 300mcg
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú 500mcg (giới hạn an toàn 800mcg).
Thông thường, acid folic được chỉ định điều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic trong chế độ ăn, trong thiếu máu đại hồng cầu (kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài), acid folic còn được bổ sung cho phụ nữ mang thai, người đang điều trị bệnh bằng các thuốc kháng acid folic, người đang điều trị bệnh động kinh... Nếu sức khỏe của bạn bình thường và chế độ ăn của bạn giàu acid folic thì bạn không nên tự ý bổ sung acid folic bằng các sản phẩm bổ sung vì có thể gây dư thừa acid folic.
Các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn bổ sung hơn 1.000 mcg mỗi ngày có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ. Liều cao acid folic có thể gây co giật ở những người bị động kinh và gây nên tình trạng dị ứng...
Vì acid folic tan trong nước nên nếu cung cấp dư thừa acid folic sẽ bị thải qua đường nước tiểu. Việc uống acid folic thường xuyên có thể che lấp dấu hiệu bệnh thiếu máu đại hồng cầu do thiếu vitamin B12, vì vậy, trong chế độ ăn uống phải đảm bảo đủ vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong gan, sữa bò. Acid folic cần thiết cho sự phân chia tế bào nên những người đang bị ung thư hoặc nghi ngờ bị ung thư thì không được dùng acid folic.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard
Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với cácnghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.
Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.
Bình luận của bạn